Module mở rộng EXP-16RO là một module với 16 ngõ ra Relay, hỗ trợ đồng thời 2 chuẩn Modbus RTU trên nền tảng RS485 và BACnet/MSTP.
Hai cổng truyền thông Modbus và BACnet có thể hoạt động song song và riêng biệt với nhau nên người dùng có thể sử dụng đồng thời 2 chuẩn giao tiếp này.
Thiết bị ngõ ra relay dạng On/Off cho phép dễ dàng kết nối và điều khiển các thiết bị qua mạng truyền thông.
Sơ đồ chân thiết bị
- 24V IN và 0V IN: Nguồn cấp cho bộ điều khiển. Hỗ trợ 24VDC và 24VAC ± 10% 50/60Hz.
- BOn_1 – BOn_2: Ngõ ra của Relay dạng ON/OFF.
- A+: Tín hiệu RS485 cho Modbus RTU +
- B-: Tín hiệu RS485 cho Modbus RTU –
- NET+: Tín hiệu RS485 cho BACnet MSTP +
- NET -: Tín hiệu RS485 cho BACnet MSTP –
- Ngoài ra còn có 1 cổng RJ11 trên thân thiết bị để kết nối với máy tính thông qua thiết bị chuyển đổi từ RS485 sang USB để có thể kiểm tra các chân trên máy tính trong lúc thiết bị vẫn đang hoạt động.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Kiểm tra chế độ BACnet bằng phần mềm YABE trên máy tính
– Trước tiên người dùng nên đọc bài Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm YABE trên trang web của PNTech.
– Kết nối thiết bị với máy tính thông qua Bộ chuyển đổi từ RS485 sang USB . Kết nối chân NET+ vào chân A+ và NET- vào chân B- của USB.
– Sau khi kết nối, bật Device Manager trên máy tính để xem máy nhận cổng COM số mấy là của thiết bị. Trên máy tính của mình là COM4.
– Mở phần mềm YABE lên, kết nối với thiết bị bằng cách nhấn nút Add device
Một bản Search sẽ hiện ra để chọn chức năng muốn Test và cấu hình thông số. Ở đây mình chọn BACnet/MSTP over serial. Chọn Port là COM4, nhập tốc độ Baudrate của thiết bị (mặc định 38400), Source Address là 4.
– Sau khi cài đặt thông số xong các bạn nhấn nút Add ngay vị trị BACnet/MSTP over serial.
– Khi kết nối thành công, giao diện sẽ hiện ra cổng COM vừa kết nối và tên các module trong cổng COM. Ở trong bài viết này mình kết nối tới cổng COM4 có 1 module là module2. Nhấp vào module2 thì trong khung Address space sẽ hiện ra tên module đó và chi tiết các ngõ vào/ra trong module đó.
– Ở khung Address Space, nhấp vào tên module là Module 1 thì phần mềm sẽ hiển thị các thông số cơ bản của module bên khung Properties.
– Các thông số cơ bản của thiết bị hiện ra trong Properties người dùng có thể quan tâm như
- Application Software Version: Phiên bản phần mềm
- Database Version: Phiên bản của cơ sở dữ liệu.
- Description: Mô tả nhà cung cấp.
- Firmware Revision: Phiên bản firmware
- Location: Nơi đặt thiết bị
- Module Name: Tên sản phẩm
- Object Name: Tên Module do người dùng đặt.
- Object Type: Loại thiết bị.
- Vendor Name: Nhà cung cấp thiết bị.
– Cũng ở thanh Address Space, người sử dụng có thể hiệu chỉnh các thông số của thiết bị, các ngõ vào ra.
– Có 2 thông số quan trọng của thiết bị là Baudrate (Analog_Value 0) và MAC Address (Analog_Value 1).
– Khi bạn nhấp vào mục Baudrate (Analog_Value 0), các thông số liên quan tới thiết lập baudrate hiện ra bên khung Properties, trong đó Present Value là tốc độ baudrate hiện tại của thiết bị (đơn vị kbps). Mặc định của thiết bị là 38400 hay giá trị 38 khi cài đặt.
– Còn thông số thứ 2 là MAC Address của Module khi kết nối trong mạng BACnet và cũng là địa chỉ MAC khi thiết bị hoạt động trong chế độ MODBUS. Khi bạn nhấp vào mục MAC Address (Analog_Value 1), các thông số liên quan tới địa chỉ MAC hiện ra bên thanh Properties, trong đó Present Value là địa chỉ MAC hiện tại của thiết bị (mặc định là 0) của Module (lưu ý địa chỉ MAC từ 0 tới 127 và duy nhất, không được trùng nhau giữa 2 module).
– Các mục còn lại là 16 ngõ ra dạng relay của thiết bị
– Các thông số cơ bản mà người dùng có thể quan tâm
- Object Name: tên ngõ ra. Người dùng có thể thay đổi cho dễ nhớ và tiện hơn trong việc kiểm tra sau này.
- Object Type: Loại thanh ghi.
- Out of Services: Chế độ vô hiệu hóa ngõ ra. Khi chọn True ở ngõ nào thì vô hiệu hóa ngõ đó.
- Polarity: chế độ đảo. Mặc định 0: Normal. Có nghĩa là giá trị 0 mở relay. 1 là đóng relay. Còn chọn 1: Reverse thì ngược lại.
- Power: giá trị của Relay khi mở nguồn. Người dùng có thể thay đổi tùy theo mục đích sử dụng.
- Present value: Giá trị hiện tại của relay.
– Người dùng có thể kiểm tra hoạt động của các ngõ ra bằng cách thay đổi giá trị của mục Present Value và quan sát kĩ thiết bị xem các Relay có còn đóng/mở tốt không.
Kiểm tra chế độ Modbus bằng phần mềm Modbus Tester trên máy tính
– Trước tiên người dùng nên đọc bài Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm MODBUS TESTER trên trang web của PNTech.
– Kết nối thiết bị với máy tính thông qua Bộ chuyển đổi từ RS485 sang USB bằng cách kết nối chân A+ vào chân A+ của USB và B- vào chân B- của USB.
– Sau đó vào Device Manager của máy tính xem máy tính nhận thiết bị ở cổng COM số mấy. Trong trường hợp của mình là cổng COM4.
– Mở phần mềm Modbus Tester lên và cài đặt thông số thiết bị bên thanh Modbus Settings và View Data. Ở đây thiết bị của mình là cổng COM4, Modbus RTU, tốc độ baudrate 38400. Device Address là địa chỉ MAC lúc nãy bạn cài đặt trong phần mềm YABE( mặc định của thiết bị là 0).
– Bên thanh View Data thì các bạn cài đặt thông số: Data type thì các bạn định nghĩa theo Catalog của thiết bị.
– Sau khi cài đặt các thông số thì nhấn nút Connect.
– Quan sát khi thấy thanh Read Status hiện thị dòng chữ Read OK và ô Polls, ô Valid responses hiện giống nhau thì quá trình đọc các ngõ vào mới đúng. Còn nếu ô Valid responses nhỏ hơn ô Polls thì cấu hình thanh ghi bị sai.
– Các trường hợp không giao tiếp được với thiết bị có thể do cài đặt cổng COM không đúng, giá trị Baudrate sai, địa chỉ thiết bị chưa đúng hoặc cấu hình thanh ghi sai. Vì thế người dùng hãy kiểm tra kĩ lại các thông số cài đặt trong phần mềm Modbus tester.
– Người dùng có thể kiểm tra các ngõ ra Relay bằng cách ghi giá trị vào thanh ghi muốn thay đổi. Khi muốn ghi giá trị xuống thanh ghi thì chọn Data type của thanh ghi là 4: Holding registers mới có thể ghi giá trị được. Tiếp theo bạn nhấp double click vào ô value của thanh ghi muốn thay đổi giá trị, 1 hộp thoại Set Value sẽ hiện ra.
– Bạn muốn thay đổi giá trị là 0 hay 1 thì thay đổi trong ô Value, sau đó nhấn nút Write. Nếu ghi giá trị thành công thành ô Write status sẽ hiễn thị kết quả Polls và Valid responses. Khi vừa nhấn nút write, giá trị sẽ được ghi xuống thiết bị, người dùng nhớ quan sát kĩ thiết bị để thấy sự thay đổi của Relay.
– Bên thanh Communication Spy thể hiện tín hiệu gửi lên máy tính. Màu xanh là tín hiệu Polls của máy tính gửi xuống. chữ màu đen là tín hiệu đúng của thiết bị gửi lên(Valid responses). Còn màu đỏ là tín hiệu sai hoặc không có tín hiệu (Bad responses).
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm tương tụ trênTrang web của PNTech
Mọi chi tiết về thiết kế, phần mền, cải tiến kỹ thuật bạn vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật Công Ty Cổ Phần Công Nghệ PNTECH. Email: nam@pntech.vn
24/10/2020